Chiều dài cơ sở xe là gì? Ý nghĩa và cách tính

Trang chủ » Tin tức » Chiều dài cơ sở xe là gì? Ý nghĩa và cách tính
Chiều dài cơ sở xe là một trong những thông số rất đáng để quan tâm để chọn được chiếc xe ô tô phù hợp với bản thân và thuận tiện đi lại. Không chỉ thể hiện cho kiểu dáng, phân hạng của từng mẫu xe, con số này còn mang ý nghĩa về khả năng vận hành nữa. Canthocar tổng hợp cho bạn những thông tin cần thiết, chính xác nhất về chiều dài cơ sở của ô tô. 

Chiều dài cơ sở xe ô tô là gì?

Chiều dài cơ sở ô tô được hiểu đơn giản là khoảng cách từ tâm bánh trước (trục trước) đến tâm bánh sau (trục sau) của xe. Chiều dài xe hơi phụ thuộc vào thiết kế, kiểu dáng, mục đích sử dụng và nhu cầu của khách hàng hướng tới. Mỗi phân hạng xe thì chiều dài sẽ có kích thước khác nhau. Đây cũng là đơn vị Cục Đăng kiểm Việt Nam đưa vào Sổ đăng kiểm xe cơ giới. Vì vậy, chủ xe không được phép thay đổi chiều dài ô tô trong bất cứ trường hợp và lý do nào. Nếu chủ phương tiện vi phạm sẽ vị Cục đăng kiểm từ chối đăng kiểm theo quy định Bảng 1 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BGTVT.
Chiều dài cơ sở xe là gì?
Chiều dài cơ sở là gì?

*Xem thêm: Logo các hãng xe

Ý nghĩa của chiều dài cơ sở 

Với mỗi loại xe đều có chiều dài cơ sở khác nhau. Khi chọn lựa chiếc xe ô tô ưng ý, ta đều quan tâm đến thông số này. Bởi nó mang ý nghĩa quan trọng với cách vận hành xe, dáng xe và không gian nội thất bên trong xe. Chiều dài cơ sở ô tô có những ý nghĩa sau đây. 

Đối với nội thất, không gian bên trong ô tô

Đối với không gian nội thất bên trong xe, chiều dài cơ sở càng lớn thì khung gầm xe càng dài. Khoang chỗ ngồi sẽ rộng rãi, thoải mái hơn. Vì vậy, khi chọn mua xe hơi, bạn nên so sánh các mẫu trong phân khúc và ưu tiên chọn những mẫu có chiều dài cơ sở lớn hơn. Điều này tạo sự thoải mái và bày trí nội thất dễ dàng hơn. 
Ý nghĩa chiều dài cơ sở xe đối với nội thất
Ý nghĩa chiều dài xe đối với nội thất

*Xem thêm: AWD là gì?

Đối với khả năng vận hàng của xe ô tô

Điều kiện địa hình

Với những mẫu xe được thiết kế để đi trên những địa hình phức tạp, đồi núi gồ ghề thì xe có chiều dài cơ sở ngắn sẽ tốt hơn. Khi chiều dài xe ngắn sẽ giúp giảm khoảng cách giữa các trục tới vị trí trọng tâm xe. Từ đó, xe có độ linh hoạt cao và “mạnh mẽ” hơn nhờ các góc giới hạn lật ngang, lật dọc lớn hơn. Bên cạnh đó, chiều dài xe hơi ngắn kết hợp cùng khoảng sáng gầm xe cao sẽ khiến cho các góc tiếp cận và những góc vượt đỉnh dốc sẽ tăng lên tương đối. Vì thế nên xe có thể vượt mọi địa hình. Đây cũng là đặc điểm thiết kế chính trên các mẫu xe SUV với những tính năng bên trên. 
Ý nghĩa chiều dài cơ sở xe đối với địa hình
Ý nghĩa chiều dài cơ sở đối với địa hình

*Xem thêm: Cảm biến tốc độ

Tốc độ

Với những mẫu xe được vận hành tốc độ cao trên điều kiện địa hình thường xuyên phải cua gắt, nhà sản xuất cần tăng chiều dài. Việc tăng chiều dài và hạ thấp khoảng sáng gầm xe sẽ giúp xe kéo dài khoảng cách giữa trục bánh xe tới trọng tâm xe. Với thiết kế đặc biệt này, khi xe tăng hoặc giảm tốc độ đột ngột, momen chống lật sẽ tăng và giúp xe bứt tốc, hãm tốc mượt mà. Ngoài ra, thân xe sẽ ổn định do có trọng tâm thấp và hệ số khí động học tốt hơn. Điều này giúp xe tăng khả năng bám đường. Vì thế, các mẫu xe đua luôn có gầm xe và trọng tâm thấp hơn. Thiết kế đặc biệt đó sẽ giúp xe đảm bảo sức cản gió thấp và vận tốc cao nhất. 
Chiều dài cơ sở xe với những kiểu dáng xe khác nhau
Chiều dài xe với những kiểu dáng xe khác nhau

*Xem thêm: Khoảng sáng gầm xe

Kiểu dáng xe

Các mẫu xe có tỷ lệ chiều dài cơ sở so với kích thước tổng thể xe hơn. Không gian nội thất khoang khách sẽ rộng hơn. Nhưng khả năng vận hành ổn định của xe cũng sẽ bị kém đi. Phải đánh đổi bằng việc cân đối thiết kế tổng thể ngoại thất. Các mẫu xe nhỏ di chuyển trong đô thị có hai trục được kéo dài và áp sát tối đa với phần cản sau. Những mẫu Sedan thoải mái về kích thước tổng thể hơn nên trông thon gọn hơn. 

Phân biệt chiều dài cơ sở và chiều dài tổng thể xe ô tô

Nhiều người nhầm lẫn rằng chiều dài tổng thể xe ô tô và chiều dài cơ sở là một. Tuy nhiên, đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vậy điểm khác biệt giữa chiều dài tổng thể và chiều dài cơ sở ô tô là gì?
Phân biệt chiều dài cơ sở và chiều dài tổng thể xe ô tô
Phân biệt chiều dài cơ sở và chiều dài tổng thể xe ô tô

*Xem thêm: Xe sedan là gì?

  • Chiều dài cơ sở (Wheelbase): Đây là kích thước đoạn thẳng nối hai điểm từ tâm bánh trước kéo dài đến tâm bánh sau. 
  • Chiều dài tổng thể (Overall Length): Đây là kích thước đoạn thẳng nối điểm đầu tới điểm cuối cùng của xe ô tô. 

Cách tính chiều dài cơ sở ô tô

Cách tính chiều dài cơ sở của ô tô thường được áp dụng theo công thức sau:
                                                                  A = D – ( B + C)
Trong đó:
A: Chiều dài cơ sở 
D: Chiều dài tổng thể của xe ô tô
B: Khoảng cách từ tâm bánh trước đến đầu xe
C: Khoảng cách từ tâm bánh sau đến đầu xe
Cách tính chiều dài cơ sở xe ô tô
Cách tính chiều dài cơ sở ô tô

*Xem thêm: CrosSover là gì?

Chiều dài cơ sở của một số mẫu xe Hyundai tại Hyundai Tây Đô

Các dòng xe Hyundai đều được tỉ mỉ trong từng thiết kế. Mỗi chiếc xe đều đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và nâng cao trải nghiệm người dùng. Ví lý do đó nên mỗi mẫu xe Hyundai đều có nhiều chiều dài cơ sở khác nhau. Đáp ứng khả năng vận hành và nhu cầu khách hàng. 
Chiều dài cơ sở của một số mẫu xe Hyundai tại Hyundai Tây Đô
Chiều dài của một số mẫu xe Hyundai tại Hyundai Tây Đô

*Xem thêm: ECY là gì?

  • Hyundai i10: 2.425mm
  • Hyundai i10 sedan: 2.425mm
  • Hyundai Accent: 2.600mm
  • Hyundai Elantra: 2.700mm
  • Hyundai Kona: 2.600mm
  • Hyundai Tucson: 2.670mm
  • Hyundai Santa Fe: 2.765mm
Trên đây là những thông tin về chiều dài cơ sở xe ô tô mà canthocar tổng hợp được. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn!
Đánh giá